Tin thị trường

Hiệu quả về phát triển đô thị ở Long An

blank

Tỉnh Long An có diện tích tự nhiên là 4.494,79 km2, giáp với TP HCM và vùng Đông Nam bộ trên đất liền; có đường biên giới dài khoảng 133km với Vương quốc Campuchia.

Những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh nên công tác quy hoạch và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Long An đã có bước phát triển rõ rệt.

Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện

Theo đó, mặc dù trong 2 năm 2022 và 2023 được dự báo rất nhiều khó khăn nhưng ngành xây dựng tỉnh Long An vẫn quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao, như: Chương trình phát triển đô thị đến năm 2030; Trình phê duyệt chương trình phát triển đô thị các huyện; Phối hợp với TP Tân An triển khai thí điểm đề án đô thị thông minh.

Phối hợp thị xã Kiến Tường trình Bộ Xây dựng thẩm định, công nhận đô thị đạt tiêu chí đô thị loại III; Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư để trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh Long An tại Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 13/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050,…

Qua các năm triển khai thực hiện phát triển đô thị của tỉnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo động lực mới, từng bước định hướng để địa phương triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn, nâng loại các đô thị hiện có và hình thành phát triển các đô thị mới.

Trong đó lấy đô thị TP Tân An là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, đầu mối giao thông của tỉnh; thị xã Kiến Tường là đô thị trung tâm vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh; các đô thị Hậu Nghĩa, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc là đô thị thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh và trong vùng giáp ranh với TP HCM.

Đến nay, có thể nói diện mạo các đô thị trên địa bàn tỉnh Long An có sự thay đổi rõ nét. Nhiều công trình được đầu tư, xây dựng, tạo ra cảnh quan mới khang trang, sạch, đẹp, diện mạo đô thị khởi sắc, góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương, nâng cao cuộc sống người dân trên địa bàn.

Hiện nay, tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc (13 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố). Tỉnh Long An có 19 đô thị, gồm: 1 đô thị loại II, 6 đô thị loại IV và 12 đô thị loại V. Ngoài ra, thị xã Kiến Tường đã được Hội đồng Thẩm định của Bộ Xây dựng thống nhất thông qua Đề án công nhận đạt tiêu chí đô thị loại III.

Thời gian qua, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh đã được lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm triển khai thực hiện, có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng; từng bước hình thành các đô thị ngày càng khang trang, hiện đại hơn.

Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Đô thị hoá và phát triển đô thị trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển -kinh tế – xã hội của tỉnh.

Kế hoạch ngắn hạn và dài hạn

Từ nay đến năm 2030, các đô thị trên địa bàn tỉnh sẽ phát triển bền vững theo mục tiêu: Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị động lực thông minh kết nối với khu vực, toàn quốc và thế giới.

Kết cấu hạ tầng của đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại. Kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Chất lượng sống tại đô thị ở mức cao, bảo đảm đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị. Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy.

blank

Hiện nay, tỉnh Long An đang tiến hành rà soát lại việc lập quy hoạch chung toàn bộ các đô thị trên địa bàn tỉnh. Thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch phù hợp quy hoạch tỉnh và lập mới đồ án quy hoạch chung của các đô thị mới được xác định trong quy hoạch tỉnh.

Đồng thời, báo cáo Bộ Xây dựng để cập nhật vào Kế hoạch phát triển đô thị và đề xuất Bộ Xây dựng cập nhật vào Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050.

Thời gian tới, việc hình thành, phát triển hệ thống đô thị trong tỉnh phải theo quy hoạch, đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị bền vững; bảo đảm thực hiện được lộ trình đề ra theo định hướng Quy hoạch tỉnh vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo đó, về ngắn hạn sẽ quy hoạch chung, phân khu (1/5000; 1/2000) nên chỉ định hướng lớn, mềm dẽo không tạo ra khung ràng buộc cứng nhắc để buộc chính mình; quy hoạch chi tiết để cho nhà đầu tư đề xuất và thực hiện.

Nhà nước cần chủ động đầu tư hạ tầng (xử lý nước rác, nhà xã hội…) và có thể huy động đóng góp của dự án. Không quy định cứng nhắc các quy định: nhà xã hội, trường, khu dịch vụ, y tế… dự án nào cũng có mà phải dựa vào quy hoạch chung; bố trí ngân sách cho phát triển và duy trì đô thị đủ hoạt động .

Về dài hạn: Chọn, mời gọi nhà đầu tư lớn đủ năng lực, cho phát triển đô thị. Nhà nước đầu tư hạ tầng đầu mối, quan trọng để đô thị phát triển dựa vào lực hút đô thị có sẵn để Bến Lức, Tân An, Cần Giuộc, Đức Hòa là đô thị vệ tinh, thu hút dân cư và các cơ sở dịch vụ.

Xác định vai trò từng đô thị: Ở, dịch vụ, hành chính, du lịch, gắn kết khu công nghiệp, hỗn hợp; không đặt nặng việc nâng hạng đô thị mà phải dựa thực chất; đơn giản hơn thủ tục để xin phép xây dựng trong đô thị; có phân cấp rõ trong quản lý đô thị theo hướng phân cấp mạnh về cơ sở…

Nguồn: nld.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *